Cách giúp bạn hạnh phúc bằng cách lành mạnh đã được khoa học chứng minh

Phát huy sở trường giúp bạn cải thiện các kỹ năng trong công việc cũng như ở nhà, ví dụ, vận dụng sự sáng tạo trong công việc để giúp con làm bài tập ở trường, hoặc nếu bạn là người chăm chỉ làm việc nhà, hãy sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp – như vậy chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn ở mọi lúc, mọi nơi.
Người hạnh phúc khỏe mạnh hơn, giàu có hơn và sống lâu hơn. Tin vui là nghiên cứu khoa học đã chứng minh sống hạnh phúc là một thói quen mà chúng ta có thể luyện tập. Sau đây là một số phương pháp.

Năm 2012, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 20 tháng 3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hoàn toàn dễ hiểu bởi hạnh phúc giúp con người khỏe mạnh hơn, ít bị bệnh hơn và sống lâu hơn. Người hạnh phúc thường có cuộc sống gia đình viên mãn và nhiều bạn bè hơn. Họ làm việc hiệu quả và có thu nhập tốt hơn. Kết quả nghiên cứu nhiều thập kỷ qua cho thấy hạnh phúc không chỉ là vấn đề cá nhân, mà còn có liên hệ tới cộng đồng, tới sự thịnh vượng của quốc gia và kinh tế toàn cầu.
2_14
Tất nhiên hạnh phúc không đến dễ dàng. Những buồn phiền và thất vọng thường hay đeo bám chúng ta, trong khi những điều tốt đẹp trong cuộc sống lại dễ bị lãng quên theo thời gian. Thêm nữa, công việc bận rộn, trách nhiệm chồng chất, khiến hạnh phúc dường như càng thêm xa vời, như thể nó không phải dành cho chúng ta.

May mắn thay, các nghiên cứu chỉ ra rằng hạnh phúc hoàn toàn có thể đạt được nhờ luyện tập. Trung tâm Khoa học của trường đại học California Hoa Kỳ đã đăng tải trên website Greater Good in Action rất nhiều ‘bài tập hạnh phúc’, cùng với những bài tập trưởng dưỡng lòng nhân ái, sự kết nối và sức bền bỉ của con người. Tất cả đều dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Dưới đây là 11 bài luyện tập, được chia thành 5 nhóm phương pháp, nhằm giúp bạn có cuộc sống viên mãn và hạnh phúc hơn.

1. .

Khi không cảm thấy cuộc sống hạnh phúc, chúng ta thường viện giải: nào là công việc không tốt, nơi ở quá chật chội, hay người bạn cùng phòng khó chịu… Song soi xét những điều tiêu cực không giúp chúng ta cảm thấy thoải mái hơn. Thay vào đó, cách đơn giản hơn để có được hạnh phúc là nhận ra những điều tốt đẹp.

Ví dụ, bài tập Ba Điều Tốt khuyên bạn nên có một quyển nhật ký chỉ ghi lại những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Mỗi tối, bạn viết lại ba việc tốt đẹp trong ngày, mô tả vài chi tiết và cảm xúc của bạn về từng sự việc. Chẳng hạn, bạn có thể nhớ lại lời cảm ơn chân thành từ đồng nghiệp, một khoảng bình yên ngồi uống trà hay tiếng cười vô tư của cô con gái đáng yêu. Bạn nên suy ngẫm về lý do điều tốt đẹp ấy diễn ra – điều này sẽ giúp bạn lưu tâm hơn tới nguồn gốc mọi sự tốt lành đang diễn ra hàng ngày xung quanh bạn.

Một cách đơn giản để có được hạnh phúc là công nhận những điều tốt đẹp.

Một nghiên cứu vào năm 2005 đã mời một nhóm người thực hiện bài tập này mỗi ngày trong suốt một tuần. Sau đó, họ phản hồi lại rằng họ cảm thấy hạnh phúc và bớt chán nản hơn trước khi bắt đầu các bài tập. Thực tế, trong suốt 6 tháng tiếp theo, họ vẫn duy trì cảm giác hạnh phúc, chứng tỏviệc tập trung vào điều tốt đẹp trong cuộc sống có tác động vô cùng quan trọng.

Rất nhiều điều tốt đẹp, niềm vui vốn hiện diện ngay xung quanh bạn. Bạn thử thực hành bài tập Bước chân thư thái. Theo đó, bạn dành 20 phút tản bộ để quan sát, lắng nghe, hít thở và cảm nhận mọi hương vị của cuộc sống, bất cứ thứ gì bạn bắt gặp – từ mùi cỏ thơm đến nhà cửa phố xá, hay nụ cười của một người xa lạ. Mỗi khi nhận thấy một điều tích cực, hãy dành thời gian cảm nhận và nghĩ xem vì sao bạn thích điều đó. Bạn có thể thử đi bộ theo những con đường khác nhau để khám phá ra những điều mới mẻ đáng chiêm ngưỡng.

Giáo sư Fred Bryant từ trường đại học Chicago cho rằng “Chủ động quan sát và nhận ra những nguồn vui vô tận sẵn có quanh ta giúp bạn hạnh phúc hơn”.

Nếu không thể tìm thấy điều tốt đẹp ở xung quanh, bạn vẫn có thể tạo ra chúng. Với bài tập “Tạo ra và nhớ lại những kỉ niệm đẹp”, bạn sẽ dành thời gian cho chính mình và lựa chọn để mỗi ngày luôn tràn ngập niềm vui.
Khi được nghỉ một ngày, đừng vội vã lao vào công việc, hãy thử ba hoạt động mang lại hạnh phúc sau đây:

• Làm gì đó một mình: đọc sách, nghe nhạc hoặc thiền.

• Làm gì đó với mọi người: trò chuyện cùng bạn bè hay người thân, đạp xe hoặc xem một bộ phim hay.

• Làm việc gì có ý nghĩa: như công tác thiện nguyện, giúp đỡ hàng xóm hay gọi điện hỏi thăm một người bạn đang gặp hoàn cảnh khó khăn.

Nếu bạn thường tìm vui bằng cách xem truyền hình, lướt mạng hoặc ăn quá nhiều, thì bài tập này sẽ mang lại cho bạn những nguồn vui mới. Ba việc như trên sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, hứng khởi, cuộc sống ý nghĩa hơn. Một nghiên cứu năm 2014 chỉ ra rằng, ngay cả những bệnh nhân tâm thần có ý định tự tử cũng tìm thấy giá trị khi luyện bài tập này, sau đó họ cảm thấy lạc quan và bớt trầm cảm hơn.

2. Thêm hạnh phúc từ phép trừ.

Ngay cả khi đã nhận ra những điều tích cực trong cuộc sống, chúng ta vẫn khó nắm giữ chúng trong một thời gian dài. Một điều dù tốt nhưng lặp đi lặp lại có thể vẫn khiến chúng ta cảm thấy nhàm chán và xem thường. Vì vậy, đôi khi, chúng ta cần phải có một chút ‘cảm giác thiếu thốn’.

Trong bài tập Phép trừ Tinh thần từ những điều tích cực, bạn nhớ lại một sự kiện tốt đẹp nào đó trong cuộc sống của mình– như một đứa trẻ chào đời, một thành tích trong sự nghiệp, hay một chuyến đi đặc biệt… Tất cả đều bắt nguồn từ rất nhiều các điều kiện nhân duyên khác nhau mà nếu một trong những điều kiện ấy thay đổi, cuộc sống của bạn có thể sẽ khác và không được như bây giờ. Dành một chút thời gian suy ngẫm về điều đó, bạn sẽ thấy ‘cuộc đời vẫn đẹp sao’ và mình may mắn thế nào.

Một nhóm tình nguyện viên đã thực hành bài tập này trong một cuộc nghiên cứu được thực hiện năm 2008. Kết quả là họ cảm thấy trân trọng tri ân và suy nghĩ tích cực hơn so với những người chỉ đơn thuần nhớ về những kỷ niệm đẹp trong quá khứ mà không tưởng tượng viễn cảnh cuộc sống nếu thiếu những sự kiện đó. Phép trừ Tinh thần giúp chúng ta cảm thấy cuộc sống không hề thiếu những điều tốt đẹp; chúng ta thật sự rất may mắn.

Và nếu việc tưởng tượng như vậy vẫn chưa đủ, sao bạn không thử trực tiếp trải nghiệm điều đó?

Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy, sau một tuần được yêu cầu nhịn ăn sô-cô-la, những người ‘nghiền’ món này cảm thấy nó ngon hơn hẳn khi được ăn trở lại, chưa kể tâm trạng của họ cũng tốt hơn nhiều. Bài tập này có thể áp dụng cho bất cứ ‘đặc ân’ nào trong cuộc sống mà bạn đang được hưởng nhưng lại xem là điều đương nhiên.

3. Tìm ý nghĩa và giá trị cuộc sống.

Khi nhớ lại và tạo thêm những kỷ niệm đẹp, bạn sẽ nhận ra rằng những thú vui giải trí không phải thứ duy nhất giúp bạn ‘thăng hoa’; hạnh phúc có thể đến một cách thầm lặng và chân thực hơn từ những việc làm đầy ý nghĩa.

Trong bài tập ‘Những bức ảnh giàu ý nghĩa’, bạn có thể dành một tuần để chụp lại khoảng chín – mười hình ảnh về những gì ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của bạn. Cuối tuần, hãy dành một giờ để nhìn lại và suy ngẫm về chúng; mỗi bức ảnh biểu hiện điều gì, và tại sao nó lại có ý nghĩa với bạn? Hãy ghi lại một vài cảm nghĩ nếu cần thiết.

Khi nhìn tương lai theo cách này, chúng ta sẽ có thể làm chủ vận mệnh của mình tốt hơn.

Nếu chỉ quanh quẩn giữa những lối mòn và thói quen, bạn có thể cảm thấy cuộc sống vô vị và nhàm chán. Đào sâu, quán chiếu ý nghĩa của cuộc sống nhắc chúng ta về những điều thực sự quan trọng, tạo cảm hứng và tiếp thêm nghị lực để chúng ta sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thách thức trong cuộc sống. Trong cuộc nghiên cứu năm 2013, những sinh viên sau khi kết thúc bài tập này không chỉ cảm thấy cuộc sống ý nghĩa hơn, tâm trạng tích cực hơn mà còn hài lòng hơn với cuộc sống.

Chúng ta sẽ có thêm động lực và năng lượng nếu biết xác định mục đích. Bài tập Khơi dậy tiềm năng của Bản thân là một cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. Bạn hãy dành 15 phút viết và ‘hoạch định tương lai’ với những hoài bão mơ ước, dưới các khía cạnh như gia đình, cuộc sống, sự nghiệp và sức khỏe, cộng đồng…

Trong cuộc nghiên cứu năm 2006, các thành viên tham gia đã viết hàng ngày về hoài bão của mình trong vòng hai tuần liền. Kết quả, họ cảm thấy vô cùng phấn chấn, tới một tháng sau họ vẫn còn cảm thấy hứng khởi.

Bài tập này giúp chúng ta xác định rõ các mục tiêu và thứ tự ưu tiên, phác ra toàn cảnh những điều bạn mong muốn. Bức tranh đó có thể đầy tham vọng, nhưng phải thực tế, làm động lực thúc đẩy chúng ta hành động, thay vì vạch ra những yếu kém để thất vọng về bản thân.

4. Tận dụng sức mạnh sẵn có.

Trong nỗ lực tìm kiếm những điều cần hoàn thiện trong cuộc sống, đôi khi chúng ta bị ám ảnh quá mức bởi những khiếm khuyết và thường hay phóng đại những yếu điểm của mình. Sao chúng ta không dành nhiều thời gian và tập trung hơn vào những thế mạnh của bản thân ?

Bài tập Tận dụng sức mạnh bản thân khuyên bạn nên tập trung vào nguồn sức mạnh nội tâm, như sự sáng tạo, kiên định, lòng nhân ái hay đức khiêm nhường – để phát huy và áp dụng những thế mạnh này vào mọi mặt cuộc sống một cách chủ động. Mỗi ngày trong liên tục một tuần, bạn hãy chọn một điểm mạnh của mình và nghĩ cách phát huy điểm mạnh ấy một cách sáng tạo và mới mẻ. Cuối tuần, hãy tổng kết kinh nghiệm bằng cách viết ra những gì bạn đã làm, tâm trạng của bạn và những gì bạn đã học được.

Phát huy sở trường giúp bạn cải thiện các kỹ năng trong công việc cũng như ở nhà, ví dụ, vận dụng sự sáng tạo trong công việc để giúp con làm bài tập ở trường, hoặc nếu bạn là người chăm chỉ làm việc nhà, hãy sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp – như vậy chúng ta sẽ cảm thấy tự tin hơn ở mọi lúc, mọi nơi.

5. Kết nối với mọi người.

Những bài tập kể trên giúp chúng ta ‘hồi quang phản chiếu’, tự nhìn lại mình để thay đổi thái độ và có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống. Mặt khác, nghiên cứu khoa học trong nhiều thập kỉ qua cũng chứng minh rằng nhìn ra thế giới bên ngoài, biết hòa nhập và kết nối với những người xung quanh chúng ta chính là con đường chắc chắn dẫn đến hạnh phúc.

Hãy xem lại các mối quan hệ trong cuộc sống của bạn. Một cách để phát triển các mối quan hệ tốt đẹp là thực hành ‘mỗi ngày một việc tốt’. Đó là những việc làm nhỏ và giản dị như giúp đỡ bạn dọn nhà, hay chuẩn bị bữa sáng cho bà xã… Bạn hoàn toàn có thể làm những việc tốt với cả những người không quen biết và cho cộng đồng, ví dụ như tặng suất ăn cho người nghèo, giúp một người già qua đường…

Quả thật, “Hãy cho đi để cảm nhận Hạnh phúc”. Hai nhà nghiên cứu Elizabeth Dunn and Michael Norton đã chứng minh rằng, sống tử tế và hào phóng sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn. Đặc biệt, việc cho đi sẽ có tác dụng tuyệt vời nhất khi hội đủ ba yếu tố:

Đó là sự lựa chọn của bạn: Hãy cho đi một cách tình nguyện thoải mái, không phải bị ép buộc, không mong cầu đáp trả.

Bạn kết nối: Sự cho đi chính là cơ hội để bạn kết nối với những người bạn giúp đỡ.

Bạn nhìn thấy được tác động: Ví dụ, khi quyên góp tài vật cho một hoạt động thiện nguyện nào đó, hãy tìm hiểu xem nó sẽ được sử dụng như thế nào để giúp những người cần.

Nhóm người tham gia nghiên cứu năm 2011 được tặng một thẻ trị giá 10 đô la của hãng Starbuck để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Họ có thể cho nó đi, hoặc mời một người bạn cùng uống nước, hay chỉ dùng để mua nước cho mình khi đi uống cùng bạn bè. Những người trao tặng tấm thẻ và dành thời gian với người được tặng là những người cảm thấy hạnh phúc nhất bởi họ có sự kết nối và thấy niềm vui của người nhận.

Mưu cầu hạnh phúc không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta cần biết cách khắc phục những khuyết điểm và đối trị những bất an trong tâm mình. Cuộc sống luôn đầy rẫy những bất như ý: công việc mệt mỏi hay những kẻ khó ưa. Những bài tập trên đây là ‘mặt bên kia của đồng xu’ mà chúng ta thường bỏ qua: đó là quan sát, trân trọng tri ân và phát huy những điều tốt đẹp. Ở đó hạnh phúc đang chờ đón bạn.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *